Con người ta có kiểu thật kỳ lạ, nhiều khi cứ phải ngã cho xây xẩm mặt mày mới chịu sáng mắt ra.  “Trứng gà tác bị động từ bên ngoài vào sẽ thành thức ăn, tác động từ bên trong ra sẽ thành sinh mệnh“, số đông mọi người đều vô tình trở thành thức ăn cho xã hội mà không hay. Anh cũng như bao con người khác nhưng trước khi bị biến thành thức ăn cho xã hội thì may mắn thay anh được các cao nhân chỉ điểm để biết được rằng nếu không tự thay đổi chính mình thì sẽ có những nỗi đau rất lớn khiến anh phải thay đổi, mà nỗi đau lớn vẫn không làm anh thay đổi thì chắc chắn sẽ có những sự mất mát lớn làm anh thay đổi. Anh biết chính bản thân anh chứ không phải ai khác đã tự tạo ra những lớp vỏ rất dày để rồi giới hạn mình lại và chờ ngày bị biến thành thức ăn. Nhờ cao nhân chỉ điểm, anh không cam chịu, anh muốn phá vỡ những lớp vỏ này ra.

  1. Tầm thường hóa bản thân.  Được mấy ai sinh ra đã phi thường đâu, có thì có thật nhưng thử nhìn mà xem, những tành tựu của xã hội này đâu phải chỉ đến từ những con người sinh ra đã phi thường, nó đến từ những con người sinh ra là người bình thường nhưng không chấp nhận mình là người bình thường.
  2. Sợ thất bại. Thực ra việc thất bại không đáng sợ bằng việc sợ thất bại bởi khi đã sợ thất bại rồi thì còn làm được gì nữa. Cũng từ việc có hàng ngàn thất bại trong việc thí nghiệm dây tóc bóng đèn mà Edison mới phát minh ra bóng đèn và cũng từ đó ông có được bài học rằng hơn 1000 chất liệu ông đã thí nghiệm kia không đủ tiêu chuẩn làm dây tóc đèn.
  3. Sợ thiếu điều kiện. Nếu ngày xưa các cụ nhà mình lúc nào cũng nghĩ thiếu điều kiện này nọ để đánh giặc ngoại xâm thì liệu có được cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay không, nhờ cái sự thiếu mà người ta mới có động lực để tìm về cái đủ. Khi trong trạng thái đủ rồi thì phần đa con người chẳng muốn phấn đấu gì cả, sự suy thoái bắt đầu hình thành từ đây.
  4. Sợ chỉ trích, phê bình. Khi đã có niềm tin ở bản thân rồi thì mọi lời nói xung quanh chỉ là gió thoảng mây bay mà thôi, người luôn sợ chỉ trích phê bình thực ra lại chính là người thiếu niêm tin nhất, mà thiếu niềm tin thì không khác gì cái đèn thiếu dầu cả.
  5. Thiếu hiểu biết. Cũng giống như thiếu điều kiện, có thiếu tri thức thì mới có động lực để mà tầm sư học đạo, làm gì có ai sinh ra biết hết mọi thứ đâu. Không biết thì hỏi, không giỏi thì học.
  6. Thiếu tầm nhìn. Chẳng có ai có tầm nhìn xa trông rộng mà lại thu mình một góc cả, có đứng trên cao mới nhìn được bao quát, mà muốn đứng trên cao thì chỉ có đứng dậy mà leo lên chỗ cao thôi chứ đâu thể ngồi một chỗ tự bịt mắt mình rồi than thiếu tầm nhìn được.

 

Chẳng cần phải hơn thua với ai cả, chỉ cần thơn thua với bản thân của ngày hôm qua là được rồi. Hành trình vĩ đại không phải là hành trình tìm đến những vùng đất xa xôi với đầy hoa thơm trái ngọt mà là hành trình trình tìm về bên trong nội tâm của mỗi người!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *