Vipassana

Những câu nói mình thấy hay nhất:

  1. Do quan sát những cảm giác trung tính mà không phản ứng; chúng ta tẩy trừ được vô minh.
  2. Mỗi khi ta quan sát không phản ứng là ta đã tiến sâu vào thực tế tối hậu.
  3. Đừng bao giờ đến với thiền một cách qua loa

Chương 1: Tìm kiếm

Nghi ngờkiểm nghiệm những gì ngoài tầm hiểu biết của mình là điều thích đáng

  • Thẩm quyền cao nhất là tự mình thể nghiệm lấy sự thật. Không nên chấp nhận điều gì chỉ do lòng tin mà thôi. Chúng ta phải xem có hợp lý với thực tế và có ích lợi hay không. Không thể từ lý luận mà đánh giá đúng hay không mà phải trực tiếp thể nghiệm nó
💡
Đức Phật có dậy hãy lấy chính mình là hòn đảo, một nơi nương tựa cho chính mình chứ không nương tựa vào bất kỳ một ai khác, lấy sự thật làm nơi nương tựa không nương tựa vào nơi nào khác
  • Điều quan trọng là phải thể nghiệm nó . Đức Phật dạy những gì ngài đã thể nghiệm và hiểu biết trực tiếp
  • Con đường duy nhất thể nghiệm một cách trực tiếp đó chính là nhìn vào bên trong, nhìn vào chính mình. Nếu không thực hành đó là điều vô nghĩa

Mục đích cuộc đời là gì ?

  • Là thoát khổ đau
  • Nếu không có điều kiện thì tâm tràn đầy tình thương và thanh tịnh
  • Nếu tâm không còn tiêu cực thì tràn đầy sự tích cực

 

Chương 2 : Điểm khởi đầu

  • Nhờ hành thiền chúng ta sẽ thấy những khoái cảm đều vô thường, chúng đến rồi đi. Ở mức độ thâm sâu cái “ta” không quan trọng gì cả. Khi đạt được mức độ cái “ta” không còn. Chỉ có sự an vui.

Tôi hỏi liệu có người nào làm ta đau khổ hay không ?

Không có ai gây đau khổ cho bạn. Chính bạn gây khổ cho bạn bằng việc tạo ra những căng thẳng trong tâm. Nếu bạn biết cách không tạo ra những trạng thái như thế, bạn sẽ dễ dàng giữ được bình an và hạnh phúc trong mọi tình huống

 

Chương 3 : Nguyên nhân trực tiếp

Khổ luôn hiện hữu

Ba loại hành động

  • Thông thường chúng ta cho hành động là việc quan trọng nhất, rồi đến lời nói, cuối cùng là ý nghĩ Nhưng Dhamma thì hành động bằng ý nghĩ quan trọng nhất

Cùng một hành động nhưng một người là vì chỉ trích, một người là vì yêu thương

Nguyên nhân của khổ

💡
Bất cứ khi nào khổ nảy sinh
đều do nguyên nhân là phản ứng
Nếu mọi phản ứng chấm dứt
Thì không còn khổ nữa
  • Nguyên nhân đích thực của khổ là phản ứng của tâm
    • ao ước và bất mãn càng mạnh bao nhiêu thì càng gây ra đau khổ

Bước đầu tiên để thoát khổ đau là chấp nhận thức tế của khổ,

  • Nếu ai tức giận cố giấu sự tức đi đó là dồn nén. Nhưng bằng cách quan sát cơn giận bạn thấy nó tự động tan đi. Bạn sẽ thoát khỏi giận dữ bạn học cách quan sát nó một cách khách quan.
  • Tập luyện thể thao giúp cho chúng ta có sức khỏe, tập luyện tinh thần cũng vậy giúp chúng ta điềm tĩnh hơn. Hành động tự do và tự nhiên thực chất là phản ứng mù quáng và luôn có hại . Khi khó khăn đến với bạn, bạn giữ được tâm quân bình. Với tâm quân bình đó bạn có thể tự do lựa chọn hành động. Hành động của bạn sẽ là hành động đúng đắn, luôn luôn tích cực, có lợi cho mình và người khác
  • Ý nghĩ ảnh hưởng đến chúng ta. Nếu chúng ta có ý nghĩ tiêu cực chúng ta sẽ làm ảnh hưởng chính chúng ta và người khác và ngược lại nếu chúng ta có ý nghĩ tích cực. Chúng ta không thể điều khiển được hành động người khác nhưng chúng ta có thể làm chủ được chính mình và ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Giàu có chưa chắc đã là nghiệp tốt, mà quan trọng là chúng ta có hạnh phúc dù giàu hay nghèo.

Làm sao sống ở đời mà không phản ứng ?

Thay vì phản ứng bạn hãy học hành động, hành động với tâm quân bình. Người học vipassana không thụ động như cây cỏ. Họ học cách hành động tích cực. Nếu bạn có thể thay đổi cách sống bằng phản ứng sang hành động, thì bạn đã đạt được một điều rất quý giá.

 

Chương 4: Căn nguyên của vấn đề

Bồ Tát sắp thành phật này không hài lòng với giải thích hạn hẹp của tri thức. Ngài tiếp tục tìm tòi bên trong bản thân để chứng nghiệm bản tính thực sự của khổ. Sự bám chấp của cái ngã không thật, bám chấp vào một điều gì đó trên thực tế luôn luôn thay đổi, đó là khổ.

Bám chấp

Có nhiều loại bám chấp. Trước hết là thói quen tìm kiếm những khoái cảm

  • Một người nghiện dùng thuốc vì cảm giác của thuốc tạo ra , dù biết ràng dùng thuốc càng ngày càng nghiện thêm. Cũng vậy chúng ta nghiện sự thèm muốn
  • Sự thèm muốn của chúng ta càng ngày càng mãnh liệt hơn nếu chúng ta cứ thỏa mãn chúng. Cứ như vậy chúng ta sẽ chẳng bao giờ hết thèm muốn và khi còn thèm muốn ta chẳng bao giờ có hạnh phúc
  • Chúng ta không chỉ bám chấp vào cái “ tôi ” mà chúng ta còn bám chấp vào cái “ của tôi ” nhưng mà sớm muộn gì cái “ tôi ” rồi cũng sẽ tách rời khỏi cái “ của tôi ” . Thời điểm phân ly chắc chắn sẽ tới. Và khi nó tới, càng bám chấp vào cái “ của tôi ” bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu
  • Bám chấp rộng hơn là bám chấp vào quan điểm và lòng tin. Không cần biết quan điểm là gì, đúng hay sai, nếu bám chấp vào chắc chắn chúng ta khổ. Mọi người đều có niềm tin riêng. Tranh cãi quan điểm nào đúng là vô ích
    • Tụng kinh hay hành lễ đều không có giá trị gì nếu tâm còn đầy khó chịu, đam mê và ác ý. Muốn thật sự là người tu đạo chúng ta phải phát triển thái độ: tâm thanh tịnh, lòng từ ái, trắc ẩn đối với tất cả.
    💡
    Bám chấp và khổ đau luôn đi đôi với nhau

Duyên khởi chuỗi nhân quả sinh ra khổ đau

Bám chấp phát triển vì phản ứng tinh thần ưa thích hoặc chán ghét xảy ra, đó là nguyên nhân của khổ

Cái gì tạo nên yêu và ghét ? Yêu và ghét phát sinh vì cảm giác. Dễ chịu bắt đầu thích nó, khó chịu bắt đầu ghét nó

Vì vô minh chúng ta tạo nên các phản ứng thèm muốn hoặc chán ghét phát triển thành sự bám chấp và dẫn đến khổ đâu

Bài học: Nguyên nhân khổ đau chính là vì sự bám chấp

Phản ứng tạo ra nghiệp:

  • Thói quen phản ứng là hành nghiệp ( kamma ) tạo thành tương lai chúng ta
  • Thèm muốn, Chán ghét và vô minh (tham, sân, si) là ba gốc rễ từ đó mọc lên tất cả khổ đau trong đời

Con đường thoát khổ

Nếu vô minh chấm dứt sẽ không còn các phản ứng mù quáng gây nên mọi loại khổ đau. Nếu không còn khổ đau chúng ta sẽ hưởng được sự bình an thật sự, hạnh phúc thật sự. Bánh xe khổ đau trở thành bánh xe giải thoát.

Mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm về những phản ứng tạo ra khổ đau cho mình. Bằng cách nhận lấy trách nhiệm, chúng ta có thể học cách diệt trừ khổ đau

Sự luân lưu tiếp nối những kiếp sống

  • Đức Phật thấy rằng ngay cả những cuộc sống tốt đẹp nhất cũng vẫn còn đau khổ. Không nên cầu mong một sư tái sinh may mắn, vi ko có sự tái sinh nào là hoàn toàn may mắn. Mục đích của chúng ta là hướng về sự giải thoát khổ đau. Khi chúng ta thoát khỏi khổ đau rồi, chúng ta sẽ hưởng được niềm hạnh phúc lớn hơn tất cả khoái lạc của trần tục.

Thèm muốn và chán ghét không bao giờ là thiện lành cả:

  • chúng luôn làm cho bạn căng thẳng và khổ sở
  • nếu mà hành đông dựa trên thèm muốn và chán ghét chúng có thể đưa bạn đạt được mục đích, nhưng đó là phương tiện không lành mạnh để đạt được chúng
  • Bị sợ hãi khống chế bạn có thể hành động, nhưng hành động như vậy bạn sẽ phát triển một mặc cảm sợ hãi nó sẽ hại bạn về lâu về dài. Hay với tâm hận thù…
    • Bạn có thể làm điều đó bằng tâm quân bình không căng thẳng, sự bình tâm luôn luôn có ích lợi và mang kết quả tốt đẹp nhất.
    • Nếu bạn thành công hãy hưởng vui cái bạn có nhưng đừng bám víu nó

    Câu hỏi

    Kế hoạch định lượng tương lai là thèm muốn không ?

    • Ai ai cũng phải lo cho tương lai. Nếu dự định không thành bạn khóc lóc, lúc đó bạn biết bạn đang ràng buộc vào nó. Nếu thất bại bạn có thể mỉm cười được và nghĩ “Ôi ta đa cố gắng hết sức, thất bại thì có làm sao, ta sẽ làm lại” lúc đó bạn đã làm việc với tâm buông xả và bạn vẫn hạnh phúc

    Chặn bánh xe duyên khởi giống tự tử hay tự hủy diệt . Tại sao chúng ta cần làm như thế ?

    • Tìm cách hủy hoại đời sống hay bám víu vào nó chắc chắn có hại. Thay vào đó hãy học cách để thiên nhiên lo liệu, không thèm muốn bất cứ cái gì, ngay cả sự giải thoát.
    • Hãy quan tâm đến hiện tại. Đừng lo lắng về tương lai. Làm cho hiện tại tốt, thì tương lai đương nhiên sẽ tốt. Khi tất cả sankhara tạo ra kiếp sau đều bị diệt trừ thì không còn sinh tử nữa
    • Chúng ta thường xuyên bị thiêu đốt bởi sự thèm muốn, chán ghét và vô minh. Khi thiêu đốt ngưng thì khổ đau chấm dứt. Và lúc đó chỉ còn sự tích cực. Và lúc đó chỉ còn lại sự tích cực. Lời nói không thể diễn ta được vì nó ngoài lãnh vực cảm nhận. Nó phải được trải nghiệm trong đời này, rồi bạn sẽ hiểu nó là gì. Rồi nỗi lo sợ về sự hủy diệt sẽ biến mất.
    • Sự tiêu diệt ảo tưởng về cái tôi, sự diệt mất khổ đau đó là ý nghĩa của danh từ Niết – bàn: dập tắt lửa thiêu đốt. Chúng ta thường xuyên bị thiêu đốt vì thèm muốn, chán ghét, vô minh. Khi sự thiêu đốt ngưng thì đau khổ chấm dứt. Và lúc đó chỉ còn lại sự tích cực. Bạn phải trải nghiệm trong đời này, rồi bạn sẽ hiểu nó là gì.
    • Không bám chấp không có nghĩa là vô tâm; gọi cho đúng thì đó là “sự vô tâm thánh thiện”.

    Bạn chăm sóc người ốm và người đó không qua khỏi. Bạn không nên lo lắng vì điều đó vô ích. Với một người giữ tâm quân bình họ tìm cách khác giúp người ấy.

 

Chương 5: Tu tập giới hạnh

  • Để thoát khổ chúng ta phải diệt trừ nguyên nhân gây ra khổ: tham, sân và si ( thèm muốn, chán ghét và vô minh). Để đạt được điều này, Đức Phật dạy mọi người Bát Thành Đạo

    • Không làm các việc ác
    • Thành tựu mọi điều lành
    • Giữ tâm ý thanh tịnh
    • Chính lời chư Phật dạy

ÁC: bất cứ hành động nào gây hại, xáo trọn sự bình an và hòa hợp của người khác đều gọi là xấu xa tội lỗi

THIỆN: giúp người khác bình an, hòa hợp

Bát Chánh Đạo chia làm 3 giai đoạn rèn luyện gồm : giới – định – tuệ

Giới: là thực hành giới hạnh, tránh tất cả những hành động bất thiện bằng việc làm cũng như lời nói

Định: rèn luyện chú tâm, phát triển khả năng điều khiển và kiểm soát một cách có ý thức những tiến trình của tâm

Tuệ: là trí tuệ là sự phát triển tuệ giác thanh tịnh về tự tánh

Gía trị của giữ giới

Bất cứ người nào thực hành giáo pháp đều pháp đều phải bắt đầu từ giữ giới. Đây là bước đầu tiên, nêu không giữ giới thì không thể nào tiến bộ được. Chúng ta phải tránh mọi hành vi, lời nói làm thương tổn đến người khác.

Chúng ta không cần đợi đến sau khi chết mới trải nghiệm được thiên đàng hay địa ngục; chúng ta có thể trải nghiệm ngay trong đời này, và ngay bên trong bản thân ta. Khi chúng ta làm điều xấu xa chúng ta phải chịu lửa hỏa ngục của sự tham lam và sân hận. Khi chúng ta làm điều tốt lành chúng ta hương được hưởng thiên đàng của sự bình an nội tâm.

Giữ giới, Muốn có tuệ giác đòi hỏi chúng ta cần có một tâm thanh tịnh. Chúng ta không thể nào nhìn rõ đáy ao khi nước bị khuấy động

Ba phần của Bát Thánh Đạo thuộc về giới hạnh (sila): lời nói chân chánh, hành động chân chánh, nghề nghiệp chân chánh

Lời nói chân chánh ( chánh ngữ )

  • Lời nói phải trong sạch và thiện lành.

Thanh tịnh đạt được nhờ xóa bỏ bất tịnh, thế nào là bất tịnh:

  • nói dối
  • nói thêm bớt ngoài sự thật
  • bịa chuyện làm chia rẽ bạn bè
  • nói xấu sau lưng, hay vu oan
  • ác khẩu làm người khác bực bội, không có ích gì
  • nói chuyện tầm phào vô nghĩa, mất thời giờ của mình và người.

Hành động chân chánh ( chánh nghiệp )

  • Không trộm cắp
  • Không tà dâm
  • Không sát sinh
  • Không nói dối
  • Không say nghiện

Nghề nghiệp chân chánh ( chánh nghiệp )

  • Thứ nhất, nghề đó không phạm 5 giới:
    • Dù trực hay gián
    • ngay cả việc chi buôn bán vật đã bị giết
  • Ngay cả việc không thật sự hại người khác, nhưng làm với ý định hại người thì không phải nghề chân chánh

    VD:

    • bác sĩ hy vọng có bệnh dịch
    • người buôn hy vọng có nạn đói
  • Nếu chúng ta làm với ý định lợi ích cho xã hội và để nuôi sống bản thân, giúp đỡ người khác thì công việc chúng ta làm là nghề nghiệp chân chánh
  • Giữ giới là một phần trên con đường Dhamma. Không giữ giới thì không có tiến bộ,

Vấn đáp:

  • Thưc hành hành động chân chánh, có phải là một loại bám chấp ?
    • Không. Chỉ cần làm hết sức mình
    • Nếu muốn thật sự phát triển Dhamma bạn phải tránh hết mọi sự say nghiện.
    • Hành động vì chán ghét tự nhiên bạn cảm thấy bất an. Khi bạn hành động vì thèm muốn cảm thấy thoải mái, nhưng trong thâm tâm bạn thấy dao động. Khi bạn nhận ra rằng những hành động gây hại cho bạn như thế nào thị tự nhiên bạn sẽ dừng hành động đó.

  • Ăn thịt có phải phạm giới

  • Đối với người hành thiền, kiếm tiền thế nào có thể chấp nhận được ?
    • Nếu bạn thực hành Dhamma, dù bạn không kiếm ra tiền bạn vẫn hạnh phúc.
    • Nếu bạn kiếm ra tiền mà không thực hành Dhamma thì bạn sẽ khổ. Dhamma quan trọng hơn. Sống ở đời bạn phải tự nuôi sống bản thân. Bạn làm vất vả lương thiện để kiếm tiền, chẳng có gì là sai quấy trong chuyện đó. Nhưng phải làm với Dhamma
  • Công việc có vẻ không đúng ?
    • Nếu công việc này chỉ làm hại người khác bạn không nên dính chấp vào nó. Nhưng nếu công việc phục vụ cho cả mục đích xấu và tốt thì bạn không có trách nhiệm gì đối với việc sử dụng của người khác.
  • Thiền sư nghĩ thế nào về hòa bình ?
    • HÒA BÌNH có nghĩa là không làm gì trước xâm lược. điều đó quả là sai lầm. Dhamma dạy bạn hành động một cách tích cực và thực tế.
    • Kể gây hấn không hiểu ngôn ngữ nào ngoài võ lực, chúng ta phải dùng sức mạnh của thể lực, nhưng phải giữ tâm quân bình. Nếu không ta nên phản kháng bất bạo động, nhưng không phải vì sợ, mà là một hành động can đảm có đức hạnh. Đây là đường lối của Dhamma, và đó là điều mà Thánh Gandhi dạy người ta làm. Nó đòi hỏi can đảm dám tay không đương đầu với những kẻ gây hấn có võ trang. Để làm như vậy ta phải sẵn sàng chấp nhận cái chết. Cái chết không sớm thì muộn, người ta có thể chết trong sự sợ hãi hay can trường. Một cái chết đúng pháp không thể là trong sự sợ hãi. Thành Gandhi thường nói với những người theo ông khi đối diện với sự đối lập mãnh liệt: “Hãy để bị thương trước ngực, chứ không phải sau lưng”

Chương 6 Tu tập định tâm

Nỗ lực chân chánh ( Chánh tinh tấn )

  • Phương pháp tốt nhất tìm hiểu thực tại nội tâm là “ ý thức về hơi thở ”
    • Đây không phải là tập thở, mà là tập về ý thức
    • Không điều khiển hơi thở mà ý thức nó ở trạng thái tự nhiên

4 loại nỗ lực chân chánh:

  • Ngăn không cho điều xấu ác, bất thiện khởi sinh
  • Từ bỏ những điều xấu ác nếu đã khởi sinh
  • Phát khởi những điều hiền thiện chưa có
  • Duy trì điều hiền thiện không xao lãng, làm chúng phát triển đến sự hòa thiện

Ý thức chân chánh ( Chánh niệm )

  • Quan sát hơi thở cũng là một cách thực hành ý thức chân chánh
    • Chúng ta khổ vì vô minh
    • Chúng ta phản ứng vì không biết đang làm gì và vì không biết rõ thực tại của mình
    • Chúng ta mất nhiều thì giờ vào những mơ mộng, ảo tưởng, làm sống lại những kinh nghiệm thích thú hay khó chịu và dự tính tương lai một cách sợ hãi hay hăng say.
    • Trong khi chìm đắm trong thèm muốn hay chán ghét chúng ta không ý thức được những gì hiện đang xảy ra , cũng như không biết mình đang làm gì.
    • Thật ra giây phút này, hiện tại mới thực sự là quan trọng nhất đối với chúng ta. Chúng ta không thể sống trong quá khứ vì nó đã qua. Chúng ta không thể sông trong tương lai vì nó ở ngoài tầm tay. Chúng ta chỉ có thể sống trong hiện tại

    Chỉ có ý thức ở hiện tại mới giúp ta có những hành động đúng đắn

    • Nếu chúng ta không ý thức về những hành động của mình trong hiện tại, chúng ta không tránh khỏi tái phạm lỗi lầm trong quá khứ và không bao giờ có thể đạt được những ước muốn trong tương lai.
    • Nếu chúng ta có thể ý thức được hiện tại, chúng ta có thể dùng quá khứ như một hướng dẫn cho những hành động của mình trong tương lai , như vậy chúng ta có thể đạt được mục đích

    Phương pháp ở thực tại

    • Dhamma là con đường của bây giờ và ngay tại đây. Bởi vậy chúng ta phải phát triển khả năng ý thức được giây phút hiện tại
    • Chúng ta cần 1 phương pháp chú tâm ngay lúc này
      • Kỹ thuật anapana-sati ( ý thức về hơi thở ) chính là phương pháp này
      • Thực hành phương pháp này sẽ phát triển sự ý thức ngay tại đây và ngay bây giờ: ngay tại lúc thở vào và ngay tại lúc thở ra
      • Do thực hành về hơi thở chúng ta nhận biết được thực tại

    Quán chiếu hơi thở còn giúp chúng ta phát triển những gì vô thức và ý thức

    • Một lý do nữa để phát triển ý thức về hơi thở là vì chúng ta muốn thể nghiệm sự thật tối hậu.
    • Chú tâm vào hơi thở có thể giúp ta khám phá những gì chúng ta không biết về bản thân, để mang những gì vô thức lên ý thức. Vì hơi thở hoạt động vô thức và ý thức
    • Chúng ta không làm một cố gắng nào để điều khiển hơi thở, ta chỉ cố gắng ý thức về nó mà thôi. Bằng cách duy trì được ý thức về hơi thở tự nhiên, chúng ta bắt đầu quan sát hoạt động tự dộng của cơ thể, một hoạt đồng thường là không cố ý.
    • Một lý do nữa để phát triển sự ý thức về hơi thở là để thoát khỏi tham, sân, si ( thèm muốn, chán ghét, vô minh ), trước hết ta phải ý thức về chúng.
      • giai đoạn đầu để phát triển smadhi ( định ) chúng ta phải dùng một đối tượng quan sát thiện lành. Hơi thở là đối tượng này
      • Chúng ta không thể có thèm muốn và chán ghét với hơi thở, và vì hơi thở là một thực tế hoàn toàn thoát khỏi ảo tưởng, ảo giác.
      • Vì vậy hơi thở là một đối tượng thích hợp cho sự chú tâm.
      • Giây phút hoàn toàn chú tâm về hơi thở thì tâm thoát khỏi thèm muốn, chán ghét, vô minh. Chúng ta có thể thấy nóng lòng muốn tiến bộ hay tức giận chán nản vì sự tiến bộ có vẻ chậm, đây là một hình thức của thèm muốn và chán ghét
    • Hơi thở là phản ánh tâm trạng của ta.
      • Khi tâm ta bình an, yên tĩnh thì hơi thở điều hòa và nhẹ nhàng
      • Nhưng khi bất tĩnh xảy ra trong tâm giận dữ, hận thù, sợ hãi hay đam mê thì hơi thở trở nên thô thiển, nặng nề và gấp rút.
      • Nhờ vậy hơi thở đã báo động cho chúng ta biết về trạng thái của tâm và cho phép chúng ta bắt đầu đối phó với nó

    Định chân chánh ( Chánh định )

    Chú tâm vào giây phút hiện tại

    • Chú tâm vào hơi thở phát triển sự ý thức về giây phút hiện tại. Duy trì sự ý thức này từng giây từng phút, càng lâu càng tốt là định chân chánh
    • Người thì chú tâm vào nỗi sợ, người thì chú tâm vào móc túi, … Tất cả sự chú ý này không phải là định chân chánh, loại định đưa ta đến giải thoát. Samadhi ( định ) phải có sự chú tâm vào một đối tượng hoàn toàn thót khỏi thèm muốn, chán ghét, vô minh
    • Công việc chính của chúng ta là khi tâm đi lang thang thì kéo chúng trở lại hơi thở: Muốn có kết quả chúng ta cần tập đi tập lại, liên tục, kiên nhẫn và kiên trì
    • Khi chú tâm đã vững mạnh chúng ta cảm thấy thoải mái, sung sướng , tràn đầy nhựa sống. Dần dần hơi thở thay đổi chúng trở nên êm, đều nhẹ và nông
    • Nhiều người có thể có những kinh nghiệm bất thường như thấy ánh sáng hay ảo ảnh trong khi ngồi nhắm mắt, hay nghe những âm thanh khác thường. Tất cả những kinh nghiệm siêu nhiên ấy là dấu hiệu đó cho biết tâm đã định ở mức độ cao.

    Chúng ta tiếp tục chú tâm vào hơi thở

    • Khi tâm càng định thì hơi thở càng nhẹ nhàng hơn.
    • Biến nó thành dụng cụng để thâm nhập từ thực tế bên ngoài để quan sát thực tế vi tế bên trong.

    Hỏi

    • Tại sao chú tâm vào hơi thở ở lỗ mũi thay vì bụng ?
      • Vùng chú ý càng nhỏ thì sự tập trung càng mạnh
      • Nên tập trung vào hơi thở đơn thuần không gì ngoài hơi thở.

      Đức Phật tìm thấy tầng thiền jhana thứ chín, đó là Vipassana, tầng thiền phát triển tuệ giác, đưa thiền giả đến mục đích tối hậu, siêu vượt mọi kinh nghiệm cảm giác

    • Tôi thấy mình tội lỗi
      • Tội lỗi không có chỗ đứng trên con đường của Dhamma. Khi bạn thấy mình hành động sai quấy, hãy chấp nhận không biện minh và giấu giếm gì cả. Bạn hành thiền có thể thoát khỏi sự khó khắn đó
      • Trước hết mình phải biết mình là người ích kỷ và chỉ nghĩ đến mình như thế nào. Nếu bạn không nhận thức được sự thật này thì bạn không thể thoát khỏi sự điên cuồng, chỉ yêu bản thân mình
      • Hành thiền lâu rồi bạn sẽ nhận thức được rằng, ngay cả tình yêu của bạn đối với người khác thật ra cũng chỉ là yêu bạn mà thôi.
      • Bạn sẽ hiểu “ Tôi yêu ai vì mong mỏi cái gì từ người đó. Tôi mong mỏi người đó hành xử theo cách tôi muốn. Nhưng khi người đó hành động khác thì tôi không còn yêu người đó nữa. Vậy thì thật sự tôi yêu người đó hay yêu tôi ?” Câu trả lời sẽ trở nên rõ ràng, không phải bằng tri thức, mà bằng sự thực hành Vipassana. Và một khi đã có sự nhận thức trực tiếp này, thì bạn bắt đầu thoát khỏi tính ích kỷ của mình. Và rồi bạn sẽ học cách phát triển tình yêu thật sự đối với người khác, tình yêu vị tha, một chiều, cho mà không mong được đền đáp

      Không thể nói với người mù về mầu sắc trắng … Cũng như vậy bạn sẽ không thể thể nghiệm sự thật đúng như thật , thì thực tế luôn luôn sẽ cong quẹo đối với bạn.

 

    Chương 7 Rèn luyện trí tuệ

    Hình thức thô sơ của samadhi là đếm chầm chậm từ một đến 10. Những hình thức khác là lặp đi lặp lại 1 chữ, hay một câu chú, hay chú tâm vào đối tượng của mắt. Khi chú tâm vào đối tượng khác tâm trở nên bình tĩnh và bình an

    • Tuy nhiên sự bình tĩnh đạt được bằng cách này không phải sự giải thoát thật sự. Chắc chắc nhận được điều tốt đẹp nhưng nó chỉ tốt ở tầng lớp ý thức mà thôi.
    • Đánh lạc hướng sự chú tâm là một cách đối phó hữu hiệu với thèm muốn và chán ghét ở mức độ ý thức, nhưng thật sự không loại bỏ được hẳn chúng. Trái lại chúng bị đẩy sâu vào vô thức, nơi chúng ngủ yên nhưng vẫn nguy hiểm hơn bao giờ.
    • Ở bề mặt của tâm có thể có một lớp bình yên và hòa hợp , nhưng ở dưới sâu là một hỏa diệm sơn đang ngủ yên , chứa đầy bất tịnh dồn nén, không sớm hay muộn cũng bùng nổ dữ dội.
    • Nếu gốc rễ của thói quen cố hữu của thèm muốn và chán ghét chưa được bứng nhổ thì khổ đau vẫn không ngừng tái diễn.

    Giải pháp thoát khổ đau và có được hạnh phúc

    • Thỏa mãn dục vọng không bền lâu vì có thì ham giữ, không có thì sợ mất
    • Con đường đích thực là tự kiềm chế, cố tình tránh thỏa mãn mọi mong muốn. Nhưng không được cực đoan, hành hạ thể xác không thanh lọc được tâm.
      • Áp dụng một cách vừa phải bằng cách tránh thèm muốn đưa tới hành động bất thiện. Sự tự chế tốt hơn là sự phóng túng vì ít nhất tránh được những hành động vô luân
      • Nhưng nếu ta đè nén để tự kiềm chế thì tinh thần ta sẽ căng thẳng đến độ nguy hiểm. Tất cả những dục vọng bị đè nén sẽ tích tụ như nước lũ sau bờ đê của sự tự chối bỏ. Một ngày nào đó sẽ vỡ và tạo ra một trận lũ lụt khốc liệt.
        • Giữ định đơn thuần không giúp chúng ta giải quyết khổ đau, nếu không giúp ta có trí tuệ
        • “Định sẽ có kết quả và ích lợi nếu nó được giới hỗ trợ. Trí tuệ sẽ có kết quả và ích lợi nếu được định hỗ trợ. Tâm sẽ sạch hết bất tịnh nếu được trí tuệ hỗ trợ.”
        • Giữ giới và định tuy rất có giá trị, nhưng mục đích chính của chúng ta là dẫn tới tuệ. Chỉ có phát triển trí tuệ chúng ta mới tìm thấy trung đạo giữa hai cực đoan buông thả và đè nén.
          • Giữ giới chúng ta tránh được hành động gây nên những hình thức thô thiển nhất của tâm dao động.
          • Bằng cách định tâm chúng ta làm tâm an tĩnh thêm.
          • Nhưng phải nhờ phát triển trí tuệ chúng ta mới có thể xuyên thấu vào sự thật nội tâm và giải thoát ta khỏi vô minh và bám chấp

    Hai phần của Bát Thành Đạo thuộc về sự luyện tập trí tuệ là suy nghĩ chân chánh ( chánh tư duy ) , và hiểu biết chân chánh ( chánh kiến )

    Có 3 loại trí tuệ: trí tuệ thụ nhận, trí tuệ do lý trí, trí tuệ chứng tri

    • Trong Dhamma trí tuệ do trải nghiệm là thiết yếu, vì có như vậy chúng ta mới thoát khỏi điều kiện ( nghiệp )

    Trí tuệ thụ nhận

    Trí tuệ do học ở người khác mà có. Trí tuệ này mặc định là tin mà chưa hiểu

    Trí tuệ do lý trí

    Sau khi học được một giáo lý ta xem xét và khảo sát xem nó có hợp lý, ích lợi, hay thực tiễn không. Nếu ta thấy thỏa mã ở mức độ trí thức thì ta chấp nhận nó là thật. Tuy nhiên đây không phải là tuệ giác, tuệ chứng của chính mình mà chỉ là một thứ trí tuệ do lý trí.

    Trí tuệ do thể nghiệm

    Do sự chứng nghiệm cá nhân. Đây là loại trí tuệ mà ta sẽ sống với, trí tuệ thật sự sẽ mang đến sự thay đổi trong đời ta bằng sự thay đổi bản tánh của tâm.

    Trong Dhamma, trí tuệ do trải nghiệm mới là thiết yếu, vì có như vậy chúng ta mới thoát khỏi điều kiện của nghiệp.

    Trí tuệ

    • Trí tuệ nghe được từ người khác và trí tuệ nhờ sự nghiên cứu trí thức sẽ có ích lợi nếu chúng gây hứng khởi và hướng dẫn chúng ta tiến tới loại trí tuệ thứ ba, trí tuệ thực chứng.
    • Nhưng nếu chúng ta đơn giản chấp nhận trí tuệ thụ nhận mà không hề có nghi vấn, thì sẽ trở thành một sự rằng buộc, một chướng ngại của sự đạt đến tuệ chứng
    • Cũng vậy, nếu chúng ta chỉ suy tưởng về sự thật, xem xét và hiểu nó một cách trí thức, nhưng không có một cố gắng nào để thể nghiệm nó trực tiếp thì sự hiểu biết tri thức sẽ trở thành sự trói buộc thay vì giúp ta trong sự giải thoát

    Trí tuệ phải từ thực chứng

    • Mỗi người chúng ta phải trực tiếp chứng nghiệm sự thật bằng cách thực hành bhavana; chỉ có kinh nghiệm sống này mới giải thoát được tâm.
    • Trải nghiệm sự thật của người khác không thể giải thoát được ta.
    • Ngay cả sự giác ngộ của Đức Phật cũng chỉ có thể giải thoát cho một người, đó là Đức Phật.
    • Sự chứng ngộ của một người có thể gợi hứng cho người khác, hướng dẫn người khác đi theo, nhưng rút cuộc mỗi người chúng ta phải tự mình làm lấy.

      Đức Phật có nói :

      “ Qúy vị phải tự mình tu tập.
      những người đã tới đích chỉ có thể chỉ đường mà thôi ”

    • Sự thật có thể được sống, được chứng nghiệm trực tiếp chỉ trong chính ta mà thôi. Bất cứ cái gì bên ngoài thì luôn luôn xa vời chúng ta.
    • Chỉ trong bản thân, chúng ta mới có thể chứng nghiệm trực tiếp và sống động về sự thật
    • Sự đóng góp độc đáo của Đức Phật cho thế giới là con đường tự mỗi cá nhân chứng nghiệm sự thật và nhờ đó phát triển tuệ giác. Cách đạt được sự trực nghiệm sự thật này là kỹ thuật vipassana-bhavana

    vipassana-bhavana

    • vipassana: là kiểu nhìn đặc biệt quán sát sự thật bên trong chính bản thân mình
    • để làm điều này lấy cảm giác trong cơ thể làm đối tượng
      • Tại sao dùng cảm giác ?
        1. Nhờ cảm giác chúng ta thể nghiệm trực tiếp thực tế
        1. Cảm giác liên quan mật thiết với tâm cũng như hơi thở, chúng phản ánh trạng thái hiện tại của tâm
        1. Những sản phẩm của tâm tư tưởng – ý nghĩ – tưởng tượng – cảm xúc – ký ức, hy vọng, sợ hãi, tiếp xúc với tâm cảm giác nảy sinh. Mỗi ý nghĩ, mỗi cảm xúc, mỗi ý định đều có một cảm giác tương ứng kèm theo trong cơ thể. Bởi vậy khi quan sát cảm giác là ta đã gián tiếp quan sát tâm
        1. Những chướng ngại về thèm muốn, chán ghét, lười biếng, dao động và nghi ngờ làm trở ngại bước tiến của chúng ta trong khi tập ý thức về hơi thở, nay lại xuất hiện và gia tăng sức mạnh khiến chúng ta không thể nào duy trì được ý thức về cảm giác. Đối diện với tình trạng này, chúng ta không có cách nào hơn là trở lại với sự ý thức về hơi thở để một lần nữa làm cho âm được an tĩnh và sắc bén trở lại
    • Những cảm giác dù là dễ chịu hay khó chịu, mạnh mẽ hay tinh tế, đồng đều hay khác nhau đều không liên quan đến việc hành thiền. Công việc chúng ta chỉ quan sát một cách khách quan. Mặc cho bực dọc của những cảm giác khó chịu, hay lôi cuốn của cảm giác dễ chịu, ta vẫn tiếp tục tập luyện, không được xao lãng hay dính mắc vào bất cứ một cảm giác nào; công việc của chúng ta chỉ quan sát bản thân hoàn toàn khách quan như một nhà khoa học quan sát trong phòng thí nghiệm.

    Vô thường, vô ngã và khổ

    • Khi chúng ta quán cảm giác chúng ta thấy được sự vô thường của các cảm giác chúng ta thấy bản tánh vô thường của chúng ta.
    • Không một cái gì quá chắc chắn để bám víu vào , không một cái gì gọi là cái tôi, hay cái của tôi.
    • Bám víu vào cái gì đó và nói rằng “Đây là tôi, đây là của tôi” đều đưa tới đau khổ không thể tránh được, vì sớm hay muộn cái mà ta bám víu vào rồi cũng mất đi.
      • Bám víu vào cái gì là vô thường, nhất thời, hư ảo, hay ngoài vòng kiểm soát của chúng ta là khổ, dukkha.
      • Chúng ta hiểu tất cả điều này không phải ai bảo chúng ta như thế , mà vì chúng ta thể nghiệm ngay trong bản thân, do quan sát các cảm giác trong cơ thể ta.

    Bình tâm

    • Làm sao chúng ta sống mà không bị khổ ? Chỉ cần quan sát và không có phản ứng:
      • Thay vì cố gắng giữ một kinh nghiệm này hay tránh né một kinh nghiệm khác, kéo thứ này lại gần, dẩy thứ kia ra xa chúng ta chỉ cần khác quan quan sát mỗi hiện tượng với sự bình tâm, với một tâm quân bình
      • Khi chúng ta hiểu điều này chúng ta thấy rằng cái đau không còn không chế chúng ta nữa. Có thể cái đau sẽ mất đi một cách nhanh chóng, hay có thể không, nhưng cũng chẳng quan trọng. Chúng ta không còn khổ vì đau nữa vì chúng ta có thể quan sát nó mà không dính mắc.

    Con đường giải thoát

    • Bằng cách phát triển ý thức và sự bình tâm, chúng ta có thể thoát khổ. Khổ đau từ vô minh về thực tại của chính mình. Trong sự tối tăm của vô minh, tâm phản ứng với mọi cảm giác bằng thích, không thích, thèm muốn và chán ghét. Mọi phản ứng như vậy tạo ra khổ đau ngay bây giờ, và bắt đầu một chuỗi biến cố gây khổ đau trong tương lai.
    • Nhờ thực hành vipassana bhavana mà chúng ta phát triển ý thức về mỗi cảm giác. Và chúng ta phát triển sự bình tâm: chúng ta không phản ứng. Chúng ta quan sát cảm giác một cách vô tư, không thích hay ghét bỏ, không thèm muốn, không chán ghét, không bám chấp
    • Mối cảm giác thay vì gây ra những phản ứng mới, thì bây giờ không tạo ra gì ngoài trí tuệ, tuệ giác: “Đây là vô thường, phải thay đổi, khởi sinh để rồi diệt mất”.

    Đức Phật nói:

    💡
    Tất cả sankhara đều vô thường
    Khi nhận thức điều này bằng tuệ giác
    Thì ta không còn khổ
    Đây là con đường thanh lọc

    sankhara

    • Một phản ứng mù quáng của tâm gọi là sankhara ( tạo nghiệp ), nhưng kết quả của hành động đó cũng là sankhara; nhân nào quả đó.
    • Tất cả những gì ta gặp ở đời cuối cùng đều là kết quả những hành động của tâm
    • Khi thực hành vipassana-bhavana thì đau khổ biến mất vì chúng ta đã tránh khỏi nguyên nhân tạo ra khổ, nghĩa là chúng ta đã dứt bỏ tập quán thói quen thèm muốn, chán ghét. Đây là con đường giải thoát
    • Toàn thể nỗ lực là học cách không phản ứng, học cách để không tạo nên những sankhara mới. Khi một cảm giác xuất hiện, thích hay không thích bắt đầu. Chúng ta tạo khổ đau cho bản thân, đau khổ bây giờ và tương lai chỉ vì một khoảnh khắc phản ứng mù quáng.
      • Nhưng nếu chúng ta chọn lựa không cho bất kỳ phản ứng nào xả ra, chúng ta quan sát phản ứng không phản ứng, không ưa thích, không ghét bỏ. Cảm giác không có cơ hội phát triển thành thèm muốn hay chán ghét, hay thành một cảm xúc mãnh liệt có thể áp đảo chúng ta; nó chỉ khởi lên rồi mất đi. Tâm ta giữ được quân bình và bình an. Chúng ta được hạnh phúc trong hiện tại và có thể biết trước được hạnh phúc trong tương lai, vì chúng ta không phản ứng
      • Không phản ứng rất có giá trị. Khi chúng ta ý thức về cảm giác trong cơ thể và đồng thời giữ được sự bình tâm, thì trong những lúc đó tâm ta được tự do. Đây là cách chúng ta có thể ngưng khổ cho chính mình

    Nếu chúng ta chỉ chấp nhận và quan sát mọi sự như nó xả ra thì làm sao để tiến bộ ?

    • Sự tiến bộ được đo lường bằng sự phát triển sự bình tâm.
      • Bạn không có sự lựa chọn nào ngoài sự bình tâm, bởi vì bạn không thể thay đổi cảm giác, hay tạo ra cảm giác
      • Cảm giác có thể dễ chịu hay khó chịu, có thể thuộc loại này hay loại khác, nhưng bạn phải giữ được sự bình tâm thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ trên con đường. Bạn đang phá vỡ thói quen phản ứng của tâm.

    Đó là trong khi hành thiền, nhưng làm sao để áp dụng vào cuộc sống ?

    • Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, hãy bỏ ra vài phút để quan sát cảm giác của bạn với sự bình tâm.
    • Khi bình tĩnh và quân bình, thì bất cứ quyết định nào của bạn cũng đều tốt
    • Khi tâm không được quân bình thì bất cứ quyết định nào của bạn cũng đều là phản ứng
    • Bạn phải học cách thay đổi lề lối sống từ phản ứng tiêu cực sang hành động tích cực

    Nếu ta không tức giận hay chỉ trích, và ta thấy có cách khác có thể làm tốt đẹp hơn thì ta cứ việc làm?

    • Phải, bạn phải hanh động. Đời là để hành động. Bạn không được thụ động. Nhưng hành động phải được thực hiện với tâm quân bình.

    Sao tôi không phản ứng cho được khi tôi xem đá bóng?

    • Bạn sẽ hành động, Ngay cả trong những trận đá bóng bạn cũng sẽ hành động chứ không phản ứng, và bạn sẽ thấy là bạn thật sự thích thú.
    • Một sự vui thú kèm theo một phản ứng căng thẳng chẳng phải là một sự vui thú thật sự.
    • Khi phản ứng chấm dứt, thì sự căng thẳng cũng bị tiêu tan, và bạn có thể thực sự hưởng thụ cuộc sống.

    Vậy tôi có thể nhẩy cẫng lên hò hét?

    Được chứ, bạn nhảy lên với tâm quân bình.

    Tôi phải làm sao nếu đội bóng của tôi bị thua?

    Lúc đó bạn mỉm cười và nói “Hãy vui vẻ!” Hãy vui vẻ trong mọi tình huống!

    Hai chiếc nhẫn

    • Phấn khởi tột độ, tâm mất đi sự quân bình.
    • Đối với tất cả thăng trầm của cuộc đời, anh biết rằng chẳng có gì vĩnh cửu, tất cả đều đến rồi qua đi. Tâm anh không mất quân bình, và anh sống một cuộc sống an bình, hạnh phúc.

     

    Chương 8 Ý thức và bình tâm

    Ý thức và sự bình tâm đó là thiền Vipassana.

    • Khi thực hành cùng lúc 2 yếu tố này thì chúng ta đưa đến sự giải thoát khỏi khổ đau.
    • Nếu 1 trong 2 yếu tố này bị yếu kém hay bị thiếu đi thì ta không thể tiến triển đến mục đích giải thoát.
    • Cả 2 đều cần thiết như con chim cần hai cánh để bay, chiếc xe cần 2 bánh để chạy. Cả 2 đều mạnh mẽ như nhau
    • Nếu một cánh chim bị yếu ớt, 1 cánh mạnh mẽ thì con chim không thể bay bình thường.
    • Người hành thiền phải phát triển cùng lúc cả ý thức và sự bình tâm để tiến triển trên đường tu tập.

    Ý thức và cảm giác phải song hành

    • Nếu chúng ta có ý thức nhưng thiếu sự bình tâm thì khi càng ý thức về cảm giác trong thân ta càng nhạy cảm hơn với chúng, và càng dễ có phản ứng, và càng dễ có phản ứng, vì vậy càng tăng thêm sự đau khổ.
    • Nếu chúng ta có sự bình tâm mà không hay biết gì vê cảm giác trong người thì sự bình tâm chỉ hời hợt bên ngoài, che giấu những phản ứng luôn luôn xảy ra không được biết đến ở tầng lớp sâu thẳm của tâm.
    • Vì vậy ta phải phát triển cả ý thức lẫn sự bình tâm ở mức độ thâm sâu nhất của tâm. Chúng ta phải ý thức được tất cả những gì xảy ra trong thân và đồng thời không phản ứng với chúng, hiểu rõ rằng chúng sẽ thay đổi
    • Mọi cảm giác sinh ra chỉ làm nảy sinh sự hiểu biết về vô thường. Mọi sự phản ứng đều chấm dứt, tất cả những sankhara của sự thèm muốn và chán ghét. Qua việc học cách quan sát thực tại một cách khách quan, ta dừng lại việc tạo ra khổ đau cho chính mình.

    Kho chứa phản ứng trong quá khứ

    • Duy trì ý thức và sự bình tâm là dừng việc tạo thêm những phản ứng mới, những nguồn gốc mới của đau khổ .
      • Nhưng vẫn còn một khía cạnh khác của đau khổ mà chúng ta cũng nhất thiết phải giải quyết. Bằng cách dừng sự phản ứng từ nay về sau, ta có thể không tạo thêm nguyên nhân đau khổ.
      • Nhưng mỗi người chúng ta vẫn còn một kho chưa những hành nghiệp cũ, một tổng thể bao gồm tất cả những phản ứng trong quá khứ.
      • Ngay cả khi ta không thêm gì mới vào kho chứa này thì những hành nghiệp cũ đã tích lũy vẫn sẽ gây đau khổ cho ta.
    • Thọ, Tưởng, Hành, Thức
      • Về căn bản thức không phân biệt, không phê phán. Mục đích của thức chỉ đơn thuần ghi nhận sự tiếp xúc đã xảy ra ở tâm và thân.
      • Tưởng hay hay sự nhân biết thì luôn phê phán. Nó lấy những kinh nghiệm tích chứa từ quá khứ để so sánh đánh giá và phân loại hiện tượng mới.
        • Những phản ứng trong quá khứ trở thành những điểm tham khảo mà chúng ta dựa vào đó để nhận hiểu về một kinh nghiệm mới
        • Chúng ta phản ứng với các cảm giác tạo nên một điều kiện mới và làm méo mó hơn nữa sự nhận biết của ta.
          • Theo cách này mỗi phản ứng trở thành nhân cho những phản ứng tương lai, tất cả đều bị điều kiện hóa bởi quá khứ, và đến lượt chúng lại trở thành điều kiện định hình cho tương lai.
          • Một sankhara cho ra một chuỗi sự kiện dẫn đến một sankhara mới, dẫn đến một chuỗi sự kiện mới nữa trong sự lặp lại không ngừng, một vòng luẩn quẩn.
          • Mỗi khi ta phát triển sự thèm muốn hay chán ghét, ta lại tăng cường khuynh hướng của tâm để tiếp tục tạo ra chúng. Một khi khuon mẫu của tâm được thiết lập, ta mắc kẹt vào trong đó`
        • Thức ( nhận biết ), Tưởng ( nhận định ), Thọ ( cảm giác ), Hành ( sankhara )

          BÀI HỌC: ĐỂ DỪNG LẠI NGHIỆP CŨ THÌ NGỪNG PHẢN ỨNG VÀ TÁI TẠO LẠI PHẢN ỨNG MỚI TÍCH CỰC VÀ THUẬN CHIỀU MONG MUỐN

    Dứt trừ nghiệp cũ

    • Khi hành thiền Vipassana, nhiệm vụ của chúng ta chỉ quan sát cảm giác trên toàn thân.
      • Chúng ta không quan tâm đến nguyên nhân của bất kỳ cảm giác nào
      • ta chỉ hiểu rằng mỗi một cảm giác đều là biểu hiện của một sự thay đổi bên trong
      • Sự thay đổi có thể bắt nguồn từ tâm hay thân.
    • Vật chất thân thể được cấu tạo bởi các hạt nguyên tử – kalaoa – vốn sinh ra và diệt đi cực kỳ nhanh chóng trong từng khoảnh khắc.
      • Trong lúc sinh diệt như vậy, chúng biển hiện những tính chất của vật chất – như trọng lượng, sự kết dính, nhiệt độ, chuyển động
      • trong vô số kết hợp đa dạng như vậy tạo thành tất cả những cảm giác trong ta

    • 4 nguyên nhân khởi sinh kalapa:
      1. thức ăn
      1. môi trường đang sống
        • Muốn hoạt đọng cơ thể cần thức ăn, tuy nhiên nếu ngừng ăn cơ thể ta cũng cưa suy sụp ngay. Vân có thể nuôi dưỡng nhiều tần bằng cách tiêu thụ năng lượng dữ trữ trong các mô. Khi tất cả năng lượng dự trữ đa tiêu thụ thì cơ thể sẽ suy sụp và chết: đời sống cơ thể chấm dứt.

    • Cũng theo cách vậy, tâm đòi hỏi hoạt động duy trì dòng ý thức. Hoạt động của tâm là sankhara.
      • Trong chuỗi tiến trình duyên khởi, thức ( vinnana ) bắt nguồn từ hành ( sankhara ) hay sự phản ứng. Mỗi phản ứng thúc đẩy dòng chảy của thức.
      • Trong khi cơ thể đòi hỏi thức ăn vài ba lần một ngày thì tâm lại đồi hỏi những kích thích mới liên tục. Khong có kích thích dòng tâm thức không thể tiếp tục dù chỉ trong một khoảnh khắc. Chẳng hạn trong một thời điểm nào đó ta khởi sinh sự chán ghét trong tâm, thức này nảy sinh ra trong thời điểm kế tiếp sẽ là kết quả của sự chán ghét này, và cứ tiếp tục như thế này sang khoảnh khắc khác.
      • Chúng ta tiếp tục phản ứng từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác và tiếp tục nạp nhiên liệu cho tâm.
    • Tuy nhiên bằng cách thực hành thiền Vipassana, thiền sinh học cách không phản ứng.
      • Vào một thời điểm nào đó hành giả không tạo ra sankhara, không đưa vào tâm kích thích mới nào
      • Tâm thức không dừng lại, thay vì vậy phản ứng cũ từ quá khứ xuất hiện lên bề mặt của tâm để duy trì dòng tâm thức. Điều kiện này sẽ biểu hiện trên cơ thể làm cho môt loại kalapa khởi sinh và ta cảm nhận một cảm giác trong thân.
        • Có thể là một sankhara chán ghét trong quá khứ khởi sinh, tự biểu hiện như những vi tử mà chúng ta cảm thấy như một cảm giác nóng bỏng khó chịu trong cơ thể.
        • Nếu ta phản ứng với cảm giác đó bằng sự không thích, thì sự chán ghét mới được tạo ra.
    • Tuy nhiên nếu một cảm giác khó chịu nảy sinh và ta không phản ứng thì sankhara mới không được tạo thành. Sankhara trồi lên từ những kho tích lũy trong quá khư sẽ diệt đi
      • Trong giây phút tiếp theo một sankhara trong úa khứ lại biểu hiện như cảm giác. Và nếu ta không tiếp tục phản ứng với nó thì nó sẽ mất đi
      • Theo cách này , bằng việc duy trì sự bình tâm chúng ta để cho những nghiệp trong quá khứ lần lượt trồi lên bề mặt của tâm, hết cài này đến cái khác, tự biểu hiện thành những cảm giác.
        • Bằng cách duy trì ý thức và bình tâm đối với cảm giác, ta dứt trừ hết những nghiệp trong quá khứ.
    • Phương pháp thiền Vipassana tạo hiệu quả tốt bằng cách bào mòn những phản ứng bị điều kiện hóa này.
      • Khi hành thiền chúng ta tiếp tục gặp những cảm giác dễ chịu hay khó chịu
      • Bằng cách quán sát mọi cảm giác với sự bình tâm, chúng ta làm suy yếu dần và tiêu diệt các khuynh hướng thèm muốn, chán ghét
      • Khi tất cả mọi phản ứng bị điều kiện hóa được dứt trừ, tâm thức sẽ hoàn toàn giải thoát
    • Mọi sankhara nảy sinh và diệt đi, chỉ để rồi lại khởi sinh vào giây phút kế tiếp trong chu kỳ lặp lại không ngừng.
      • Nếu chúng ta phát triển trí tuệ quan sát một cách khách quan thì chu kỳ lặp lại đó sẽ dừng và sự dứt trừ bắt đầu.
      • Hết lớp này đến lớp khác, những sankhara cũ sẽ trồi lên và bị dứt trừ với điều kiện ta không phản ứng.
      • Càng nhiều sankhara được xóa bỏ thì ta càng hưởng được nhiều hạnh phúc hơn, niềm hạnh phúc của sự thoát khổ
      • Nếu tất cả các sankhara trong quá khứ bị diệt trừ thì ta sẽ được hưởng hạnh phúc vô biên của sự giải thoát hoàn toàn
    • Phương pháp thiền Vipassana vì vậy là một loại nhịn ăn tinh thần để dứt trừ những hành nghiệp trong quá khứ
      • Mọi giây phút trong suốt cuộc đời, chúng ta đều tạo ra những phản ứng.
      • Bây giờ, nhờ sự ý thức và bình tâm, chúng ta có được một vài lúc không phản ứng, không tạo ra bất kỳ sankhara nào.
      • Nhưng giây phút đó dù ngắn ngủi đến đâu cũng rất mạnh mẽ, chúng khởi động một tiến trình đảo ngược, tiến trình thanh lọc tâm

    Đức Phật có lần kể câu chuyện về một người bố thí rất nhiều. Nhưng để kết luận ngài nói:

    💡
    “ Dù cho ông ta có dâng hiến thật nhiều đi nữa cũng không bằng quy y Phật, Pháp, Tăng. Và dù có quy y Phật, Pháp, Tăng cũng không bằng giữ năm giới. Và dù có giữ năm giới cũng không bằng vun trồng thiện ý với tất cả chúng sanh dù chỉ bằng thời gian vắt sữa một con bò. Và dù cho ông có làm tất cả những điều nói trên cũng không bằng phát triển ý thức về vô thường chỉ trong khoảng thời gian một búng ngón tay “

    Có lẽ thiền giả ý thức về thực tại của những cảm giác trong cơ thể chỉ một khoảnh khắc và không phản ứng vì hiểu được bản tính vô thường của chúng.

    • Ngay cả giây phút ngắn ngủi này vẫn có một hiệu quả mạnh mẽ.
    • Với sự kiên nhẫn liên tục hành thiền, vài giây phút bình tâm đó sẽ gia tăng, và những giây phút phản ứng sẽ giảm đi.
    • Dần dần thói quen tạo nghiệp sẽ bị phá vỡ và những nghiệp cũ bị tiêu diệt, cho đến lúc tâm thoát khỏi mọi nghiệp, quá khứ và hiện tại, giải thoát mọi khổ đau.
    • Chúng ta đến đây để quan sát mọi kinh nghiệm mà không phản ứng
    • Mỗi một khoảnh khắc bình tâm có nghĩa là bớt đi chính xác một sankhara của quá khứ.
      • Khi bạn hành thiền càng nghiêm túc thì sẽ càng đạt đến sự giải thoát nhanh chóng hơn.
    KHÔNG CÓ GÌ NGOÀI CÁI THẤY

    Một sự thành thật ông xét mình cẩn thận và thấy rằng trong tâm ông vẫn còn những dấu vết bất tịnh.

    • Lẽ dĩ nhiên chừng nào còn bất tịnh, thì ông không thể đạt tới giai đoạn hoàn toàn thánh thiện được.

    Qủa vậy, người này không còn sống được bao lâu; chỉ trong vài phút nữa ông ta sẽ chết. Ông ta phải được dạy Pháp ngay bây giờ, tại đây. Đức Phật chỉ nói vài lời, nhưng trong vài lời chứa đựng toàn bộ giáo lý của Ngài:

    💡
    “ Khi nhìn chỉ có cái thấy, khi nghe chỉ có cái nghe, khi ngửi, nếm, sờ mó, chỉ có cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm; khi hay biết chỉ có cái nhận biết. ”
    • Khi có sự tiếp xúc qua sáu cửa giác quan, không được có sự đánh giá, cũng không có sự nhận thức chi phối bởi định kiến.
    • Một khi nhận định đánh giá là tốt hay xấu, thì ta nhìn đời một cách méo mó vì phản ứng mù quáng cũ của ta.

    CHƯƠNG 9: MỤC ĐÍCH

    • Bất cứ cái gì nảy sinh đều có tính diệt đi.
      • Tâm và thân chỉ là một mớ tiến trình liên tiếp sinh và diệt.
      • Sự đau khổ của chúng ta phát sinh khi chúng ta phát triển sự bám chấp vào những tiến trình đó, vào những thứ mà thật ra rất phù du và không có thực thể.
      • Nếu chúng ta có thể trực tiếp hiểu được bản tánh vô thường của những tiến trình này, thì sự bám chấp của ta vào chúng sẽ mất đi.
      • Người hành thiền phải hiểu được tính chất phù du của chính mình bằng cách quán sát những cảm giác luôn luôn thay đổi bên trong.
      • Mỗi khi có cảm giác, ta không phản ứng và cứ để nó nảy sinh và diệt đi.
      • Khi phản ứng và sự bám chấp ngưng thì đau khổ ngưng và ta trải nghiệm sự giải thoát.
      • Đây là công việc lâu dài và đòi hỏi sự liên tục.
      • Chỉ cần bằng cách luyện tập kiên nhẫn, bền bỉ và liên tục thì người hành thiền mới tiến bộ trên con đường hướng đến mục đích.
    • Thâm nhập sự thật tối hậu
      • Thiền Vipassana không phải với mục đích để kinh nghiệm một cảm giác nào đặc biệt, mà là để giải thoát tâm khỏi mọi nghiệp chướng.
        • Nếu ta phản ứng với bất cứ cảm giác nào, thì ta chỉ bị khổ thêm mà thôi.
        • Nhưng nếu ta giữ được sự bình tâm, thì ta cho phép một số nghiệp qua đi, và dùng cảm giác làm phương tiện để giải thoát khỏi khổ đau.
        • Nhờ sự quan sát những cảm giác khó chịu mà không phản ứng, chúng ta xóa bỏ được sự chán ghét.
        • Và do quan sát những cảm giác dễ chịu mà không phản ứng chúng ta xóa bỏ được sự thèm muốn.
        • Và do quan sát những cảm giác trung tính mà không phản ứng; chúng ta tẩy trừ được vô minh.
        • Bởi vậy không có cảm giác nào, không có kinh nghiệm nào là thật sự tốt hay xấu. Nó tốt, nếu ta giữ được sự bình tâm, nó xấu nếu ta mất quân bình.
      • Với sự hiểu biết này, ta dùng mọi cảm giác như công cụ để tẩy trừ nghiệp. Đây được gọi là sankhara upekkha, quân đối với tất cả các nghiệp; từng bước một tiến tới sự thật tối hậu của sự giải thoát, nibbana ( Niết Bàn )
    • Chứng nghiệm sự giải thoát
      • Sự giải thoát có thể đạt được. Ta có thể thoát khỏi mọi nghiệp chướng, mọi đau khổ. Đức Phật giảng

    “ Có một cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng, không điều kiện. Nếu như không có cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng , không điều kiện, thì sẽ không có sự giải thoát được biết đến từ cái sinh, cái trở thành, cái tạo dựng, cái có điều kiện. Nhưng vì có cái không sinh, không trở thành, không tạo dựng, không điều kiện, nên mới có sự giải thoát khỏi cái được sinh ra, cái trở thành, cái được tạo dựng, và những cái có điều kiện.

    • Đạt đến Niết ban
      • Để kinh nghiệm được sự thật tối hậu về giải thoát, điều kiện tiên quyết là phải xuyên thấu qua sự thật hiển nhiên và chứng nghiệm được sự tan ra của tâm và thân.
      • Càng sâu vào thực tại hiển nhiên, ta càng bỏ được sự thèm muốn, chán ghét, bám chấp và càng tiến gần hơn đến sự thật tối hậu.
      • Luyện tập từng bước thì dĩ sẽ đến giai đoạn chứng ngộ được Niết Bàn.
      • Những gì ta có thể làm và cần phải làm để đạt tới đích là tiếp tục quan sát từng cảm giác mà không phản ứng.
    • Ta không thể xác định được là khi nào ta kinh nghiệm được Niết-bàn, nhưng ta có thể chắc chắn ta đang tiến về nó.
      • Ta có thể kiểm soát trạng thái hiện tại của tâm.
      • Nếu ta duy trì được sự bình tâm dù chuyện gì xảy ra ở ngoài hay trong tâm, thì ta vẫn đạt được sự giải thoát ngay trong giờ phút này.

      “ Trừ tuyệt thèm muốn, trừ tuyệt chán ghét, trừ tuyệt vô minh là Niết Bàn. ”

      • Cho tới khi tâm được như vậy thì ta kinh nghiệm được giải thoát.
    • Tâm không còn nghiệp là một tâm bình an. Mỗi lúc như vậy đưa ta đến gần hơn sự giải thoát hoàn toàn.
    • Mỗi khi ta quan sát không phản ứng là ta đã tiến sâu vào thực tế tối hậu.
      • Phẩm chất cao quý nhất của tâm là sự bình tâm căn cứ trên sự ý thức hoàn toàn vào thực tế

    Hạnh phúc thật sự

    Hành động tốt lành đưa tới hạnh phúc:

    • Thực hành công việc góp phần vào hạnh phúc của tha nhân bằng cách làm đầy đủ bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội
    • Thực hành thanh lọc tâm

    Sự tốt lành của một người không thể tách rời khỏi sự tốt lành của những người khác. Và cuối cùng ngài nói:

    “ Khi đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời,mà tâm ta không lay chuyển,

    không than van, không tạo ra bất tịnh, luôn vững tâm;

    đây là hạnh phúc lớn nhất. ”

    Chứng ngộ niết bàn

    • Những người nào thực sự kinh nghiệm được Niết bàn trở nên thánh thiện và có tâm thanh tịnh.
    • Họ không còn phạm 5 giới
    • Thay vì che giấu lỗi lầm, họ công khai nhận lỗi và cố gắng để không tái phạm.
    • Họ không còn bị ràng buộc vào những lễ nghi vì thấy những điều đó chỉ là hình thức bên ngoài trống rỗng nếu không có kinh nghiệm thật sự.
    • Họ có một niềm tin không lay chuyển vào con đường dẫn đến giải thoát.
    • Họ không tiếp tục tìm kiếm những con đường khác. Và cuối cùng họ không còn ảo tưởng gì về cái ngã nữa.

     

    CHƯƠNG 10: NGHỆ THUẬT SỐNG

    Với sự thừa nhận mặc định, mỗi chúng ta cho bản ngã của chúng ta là quan trọng nhất, xem nó là trung tâm của toàn vũ trụ

    Bản ngã đó thực sự rất phù du, là một hiện tượng liên tục thay đổi

    Đối với người hành thiền Vipassana, chìa khóa mở của giải thoát là anicca, sự chứng ngộ bản chất vô thường của bản ngã và thế giới.

    Tầm quan trọng của sự hiểu biết về vô thường là một đề tài luôn luôn được nói đến trong giáo lý của Đức Phật, Ngài nói:

    “ Thà một ngày trong đời
    thấy thực tế của sinh diệt
    còn hơn sống trăm năm
    mà không hề biết “

    Nhiều lúc trong đời phải hành động cứng rắng khi cần thiết. Chẳng hạn dùng lời nhẹ nhàng , khiêm tốn giải thích sai lầm nhưng họ vẫn tỉnh bơ.

    • Hắn không thể hiểu được ngoại trừ lời nói nặng lời, và hành động quyết liệt.
    • Khi cần ta phải hành động cứng rắn
    • Tuy nhiên trước khi hành động, ta phải tự vấn xem tâm ta có quân bình hay không, ta có lòng từ bi với người lầm lỗi không .
    • Nếu ta hành động với lòng từ bi thì không thể sai lầm.
    • Nếu ta thấy một người mạnh, hiếp đáp một người yếu ta phải chấm dứt hành động xấu xa này.

    Nếu chính ta không trải nghiệm được sự bình an và hòa hợp, ta không thể phát triển bình an và hòa hợp nơi bất kỳ người nào khác.

    • Là người hành thiền Vipassana ta học cách hành động không dính mắc, vừa có lòng từ bi vừa thản nhiên.
    • Chính sự yên lặng của hành động quân bình đã gây tiếng động lớn, vang dội ra xa, có ảnh hưởng tích cực đến nhiều người.

    Không ai ngẫu nhiên đến tham dự khóa thiền – có lẽ có người trong quá khứ đã làm một điều lành, và kết quả là bây giờ họ có cơ hội nhận lãnh hạt giống Pháp

    Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedana trong giáo huấn của Đức Phật

    Trong Kinh về Thiết Lập Ý Thức ( Tứ Niệm Sứ l) , Đức Phật đưa ra một phương pháp thực tiễn để phát triển sự nhận hiểu về tự thân qua việc tự quan sát. Phương pháp này là thiền Vipassana.

    “ Theo cách này thiền giả chú tâm qua sát thân trong thân, bên trong hay bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng nảy sinh trong thân. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng diệt mất trong thân. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng sinh và diệt trong thân. Bây giờ ý thức tự hiển hiện đối với thiền giả, “ Đây là thân”. Ý thức này phát triển tới mức độ chỉ còn sự hiểu biết và sự quan sát tồn tại, và thiền giả luôn luôn buông xả không còn bám víu vào điều gì trên thế gian ”

    Phụ lục B: Những đoạn Kinh nói về Cảm giác

    💡
    Nhờ phát triển sự bình tâm, người đó không còn bám chấp. Và do phát triển sự không bám chấp, người đó được giải thoát.
    💡
    “ Khi điều kiện ẩn tàng của sự thèm muốn về cảm giác dễ chịu, chán ghét về cảm giác khó chịu và vô minh về cảm giác trung tính bị loại trừ, hành giả được gọi là người hoàn toàn thoát khỏi mọi điều kiện, thấy được sự thật, cắt đứt mọi thèm muốn và chán ghét, cắt đứt mọi ràng buộc, và hoàn toàn thấu hiểu tính chất huyễn hoặc của tự ngã, và chấm dứt được khổ đau. “
    💡
    “ Nhìn thấy sự thật đúng như thật trở thành kiến thức chân chánh của hành giả. Ý tưởng về sự thật đúng như thực tại trở thành ý nghĩ chân chánh của hành giả. Ý tưởng về sự thật đúng như thực tại trở thành ý nghĩ chân chánh của hành giả. Nỗ lực tiến tới sự thật đúng như thật trở thành nỗ lực chân chánh của thiền giả. Sự cố gắng đúng đắn của hành giả. Ý thức về sự thật đúng như thật trở thành ý thưc chân chánh của hành giả. Hành động bằng lời nói và việc làm và kế sinh nhai được thực sự thanh lọc. Như vậy Bát Thánh Đạo giúp hành giả phát triển và viên mãn “

    Thực hành

    1. Bị cảm xúc chi phối thử quét 1 lượt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên xem , chắc chắn sẽ bớt ít nhiều

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *