“ Niềm tin sẽ làm nên suy nghĩ của bạn,
Suy nghĩ đó sẽ làm nên lời nói của bạn,
Lời nói đó sẽ làm nên hành động của bạn,
Hành động đó sẽ làm nên thói quen của bạn,
Thói quen đó sẽ làm nên giá trị của bạn,
Giá trị đó sẽ làm nên số phận của bạn. ”

Mahatma Gandhi

1. Hãy bắt đầu từ thái độ

Muốn hoàn thiện chính bản thân mình và muốn có được cuộc sống hạnh phúc thì đầu tiên hãy thay đổi từ chính bản thân mình từ một kẻ chỉ biết chỉ trích, coi khó khăn là một trở ngại ( fixed mindset ) chuyển thành một người coi khó khăn là cơ hội để trưởng thành ( growth mindset ) bởi vì đơn giản thôi những người có cuộc sống thành công là những người có tư tưởng growth mindset trong bất cứ lĩnh vực nào từ học thuật, kinh doanh, hay nghệ thuật.. .

Hãy cùng nhìn với tôi ở bảng phía dưới

Đương nhiên để thay đổi thái độ từ một người có tư duy fixed mindset trở thành một người có tư duy growth mindset cần có thời gian, luyện tập và tôi nghĩ nên đọc bảng này vào mỗi buổi sáng thức dậy là một cách lập trình tư tưởng của bản thân mình. Thái độ là yếu tố đầu tiên, là kiên quyết và bắt buộc bắt đầu hành trình thay đổi cuộc đời bạn.

Nhiều cụ thậm chí đã 60 – 70 tuổi vẫn lọ mọ học máy tính, vẫn đi học đại học, họ không để tuổi tác làm gánh nặng đối với họ nhìn như vậy chúng ta thấy cuộc sống các cụ thật ý nghĩa và đáng tôn trọng làm sao.

2. Thói quen

Thái độ tốt thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải hành động và phương pháp phù hợp để tạo lập các thói quen tốt.

Một nghiên cứu đại học DUKE cho rằng 40% hành động của chúng ta là do thói quen chứ không phải là do hoạt động có ý thức cho nên chúng ta có thể thấy thói quen ảnh hưởng đến với chất lượng sống của chúng ta như thế nào. Thói quen giúp chúng ta giảm tải suy nghĩ của não bộ, cách làm tốt mang lại kết quả tốt mà không phải phí sức.

Việc bỏ thói quen xấu là điều rất khó nhưng chúng ta có thể tạo thói quen mới để ghi đè lên thói quen cũ đó, tạo thói quen tích cực để ghi đè lên thói quen tiêu cực.

Cơ chế hình thành thói quen

Hành trình thay đổi thói quen mô tả ở bảng dưới đây:

Não bộ sẽ đánh giá phần thưởng để xem xét khả năng lưu giữ lại hoạt động đó để lặp lại. Sự liên hệ Gợi ý với Phần thưởng sẽ giúp não bộ phát triển cảm giác kì vọng, từ đó dẫn đến hình thành thói quen. Khi được lặp đi lặp lại, chu trình “Gợi ý, Hoạt động, Phần thưởng” sẽ được tự động hóa, và chúng ta có thói quen.

Lưu ý : Khi bắt đầu thói quen hãy nghĩ đến phần thưởng mình sẽ nhận là gì và hãy tẩn hưởng nó, nếu phần thưởng chưa xứng đáng với những gì bạn gia công thực hiện thói quen đó thì tốt nhất bạn nên cần nhắc có nên hay không nên thực hiện việc rèn luyện thói quen đó.

Bước 1: Gợi ý -> Bước 2: Hành Động -> Bước 3: Nhận Phần Thưởng ->trở lại Bước 1

Gợi ý ở đây chính là những hành động đầu tiên bạn muốn khởi đầu để thực hiện thói quen tốt đó để ghi đè thói quen cũ.

Dưới đây là 5 cú hích để gợi ý khởi đầu thói quen đó cho bạn:

 



Ví dụ: Bạn muốn thay đổi thói quen lướt Facebook bằng việc đọc sách

Bước 1 Gợi ý: Cảm xúc lúc không có việc gì làm
Bước 2 Hành động ghi đè: Lấy sách ra đọc ( thay vì cầm điện thoại lướt Facebook )
Bước 3 Phần thưởng: Trước khi bạn thực hiện thói quen này bạn chắc chắn biết rằng việc lướt Facebook có hại thế nào rồi phải không nào? Khi bạn thực hiện việc bỏ Facebook thành đọc sách bạn đương nhiên phải liệt kê ra mình sẽ nhận được những lời ích gì từ việc đọc sách và bỏ Facebook như là tăng khả năng tập trung, có thêm kiến thức, nội tâm phong phú…

 

KIÊN TRÌ ÍT NHẤT 66 NGÀY ĐỂ THỰC HIỆN MỘT THÓI QUEN

 

 

Để có thói quen tốt không dễ dàng gì bạn cần có tối thiểu là 66 ngày liên tục để hình thành thói quen mới và đòi hỏi sự kiên trì đáng kể đó là lí do vì sao các chuyên gia về thói quen khuyên chúng ta cần tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa phần Kích hoạt với Phần thưởng để liên tục duy trì động lực khi thực hành thay đổi thói quen.

3. Thực Hành

Lý thuyết đủ rồi giờ là bài thực hành dành cho bạn

Bước 1 : Tự cảm nhận mình có thói quen xấu gì ? và cần có thói quen tốt nào để thay thế nó.
Bước 2: Nghĩ đến công việc cần làm kết hợp với 5 cú hích để bắt đầu hình thành một thói quen.
Bước 3: Xong rồi ta cập nhật các công việc đó lên Bảng công việc (kanban board)

Bước 4: Mỗi ngày dành khoảng 15 phút tự theo dõi bản thân bằng 3 cấu hỏi phản tư.

  1. Mình là tốt điều gì ?
  2. Mình chưa tốt điều gì ?
  3. Điều gì mình cần cải thiện ?

=> Để theo dõi và kịp thời thích ứng với các thay đổi

Bước 5:

Cuối tuần ta:

• Rà soát lại xem đã làm việc gì so với dự kiến

• Trong kế hoạch đầu tuần thì hoàn thành được bao nhiêu phần trăm

• So với tuần trước thì thế nào?

==> Rút ra ít nhất một điều để cả tiến để tuần sau tốt hơn

Cảm ơn anh em thân yêu nếu đã đọc đến đây. Xin được Bonus một video dành tặng cho anh em nếu đã đọc đến đây. 

KẾT LUẬN: Đứng có học mà không có chủ đích, mà qua trọng hơn của việc học là kỹ năng nhìn nhận bản thân những gì mình yếu thiếu ở điểm gì để làm sao mình đưa ra nhưng hành động phù hợp sáo cho bản thân mình tốt lên mỗi ngày.

Gieo suy nghĩ -> hành động -> thói quen -> cuộc đời.

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *