Lời nói thể hiện trí tuệ và cảm xúc của một con người. Không cần xem khuôn mặt một người, đôi khi chỉ cần nghe giọng nói là đủ biết tính cách và cuộc đời của họ.

 
Cho nên đủ biết giọng nói là quan trọng thế nào và đây là những bí kíp để cải thiện giọng nói của bạn:

 
 
Bài 1: THAY ĐỔI ĐỘ MỞ CỦA MIỆNG

 
Thay đổi khoang miệng giúp cho giọng nói bản thân trở nên to hơn.
 
  • Độ mở của miệng phải to ra A – 0.
 
 
BT1: Luyện tập 21 lần A0 to miệng trong 21 ngày.

 
 
 
Bài 2: THAY ĐỔI ĐỘ MỀM CỦA LƯỠI

 
  1. Luyện lưỡi :
 
Rổ giá, rộn ràng.
 
BT1: Luyện tập 21 lần Rổ giá, rộn ràng trong 21 ngày

 
  1. Tróc lưỡi ( như khi gọi chó )
 
BT2: Luyện tập 21 lần tróc lưỡi

 
 
Bài 3: THAY ĐỔI LUỒNG HƠI KHI NÓI

 
Muốn có giọng nói tốt, trước tiên bạn phải có cột hơi tốt.  Có được cột hơi dài là kỹ thuật quan trọng để có một giọng nói ổn định.

 
Bài tập luyện hơi thở bụng

 
– Tập thở: 15′ ( sáng, trước khi ngủ):

 
Tư thế luyện hơi.
+ Đứng thẳng ( hoặc ngồi thẳng), vai thẳng, lưng thẳng.
+ Chân rộng bằng vai
+ Hit vào 1-> 6 ( Phình bụng ) nén hơi 8 – 12 giây. sau đó xì nhẹ nhàng qua miệng, thời gian giữ và xì tối thiểu 30 giây. Lưu ý xì ra đều đặn không ngắt quãng ( càng lâu, ổn định hơi thở càng tốt )  .
 
Luyện tập bài thở bụng không chỉ giúp bạn có cột hơi, giọng nói tốt, mà còn khiến bạn trở nên an tĩnh, tinh thần bớt mệt mỏi. Điều hòa hơi thở tốt cũng sẽ giúp cho phong thái của bạn an hòa, ổn định, Luyện tập một thời gian bạn sẽ quen với việc thở bụng

 
 
Bài 4: NÓI BẰNG KHOANG MIỆNG

 
–  Nói ở vị trí cố định, trong khoang miệng của mình.
–  Dẫn âm thanh từ bụng
–  Miệng mở to
Nói trong khoang miệng là điều kiện kiên quyết

 
 
Bài 5: Giao tiếp là to nhỏ hợp lý
 

Bài tập:
 
1 nói nhỏ
2 to hơn
10 to nhất

 
Bài 5: Luyện tập diễn đạt truyền cảm

 
Linh hồn của giọng nói chính là sự truyền cảm. Tâm lý con người có xu hướng thích những người nói chậm hơn họ, hoặc bằng họ.
 
 
Lưu ý khi nói:
 
  • Nói to nhỏ phải hợp lý.
  • Nói phải có trầm, có bổng.
  • Nói phải có nhấn, có buông, có khoảng dừng.
 
 

 
  • Nói phải có độ vang. VD : Luyện câu OMmmm…. ( càng dài, càng tốt) từ om khiến người an lạc, mở mang trí tuệ, có độ vang và ngân hơn.
  • Một câu phải cuộn lại làm 1, Nhân biết âm chính.
 
        VD: Em chào chị ( CUỘN LẠI – ĐỌC XONG DỪNG LẠI ).
 
 
 
 
Bài 6: TỘNG GIỌNG TRẦM THẦN THÁNH

 
Tông giọng trầm là tông giọng quyền lực nhất, nói hay hay không là tông giọng trầm. Tông giọng trầm là tông giọng nền
 
  • Dùng dấu huyền trầm ( hoặc dùng từ Đồ) để tìm tông giọng trầm của mình.
 

 
  • Luyện nghe và nói câu Om Mani Padme Hum ở video dưới để luyện tông trầm và đọc mỗi khi có thời gian rảnh.
 
 

Bài tập cuối

 
 
Hãy dành 20 phút một ngày tập đọc diễn cảm.
  •   2 – 3 trang sách ,truyện cười, bài thơ thu âm lại để xem bản thân bị ngọng chỗ nào.
 
* Mẹo: –
Ngủ sớm, ngủ đủ.
– Uống nước đủ – đúng: nên uống nước chanh, mật ong ấm vào buổi sáng.
– Hát nghêu ngao.
– Tránh cồn và cafein, Không uống nước lạnh
– Tư thế đúng cũng rất quan trọng, vì nó là điều cần thiết để có một giọng cột hơi tốt.
– Hãy nghĩ xem mình nói gì và cẩn thận nói ra, những điều bạn muốn nói.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *